Thursday, July 30, 2015

Bảy Tôn Tượng Của Bảy Đức Phật Dược Sư


Bảy Tôn Tượng Của Bảy Đức Phật Dược Sư

  
Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sanh chìm đắm trong biển khổ sanh tử. Vì chúng sanh vô lượng vô biên nên chư Phật cũng thị hiện vô số, tùy theo nghiệp lực, căn tánh của chúng sanh mà các Ngài kiến tạo quốc độ và lập đại nguyện để giáo hóa, đưa chúng sanh thoát khỏi phiền não khổ đau, có đời sống an lạc tự tại. Đức Phật Dược Sư là 1 trong vô số chư Phật có quốc độ và hạnh nguyện riêng của mình.
Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.
Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? là vì do nguyện lực có thể bạt trừ bệnh khổ của chúng sanh nên gọi là Dược Sư, có thể chiếu soi cứu độ những chỗ tăm tối si mê nên gọi là Lưu Ly Quang. Ngài hiện là giáo chủ thế giới Lưu Ly ở phương Đông cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sanh.
Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sanh, cứu độ chúng sanh ra khỏi sanh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.
Theo hệ thống Kinh điển Phật Giáo thì có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện, danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Mỗi Đức Phật đều trụ ở phương Đông cách thế giới Ta Bà từ bốn đến mười hằng hà sa thế giới. Dưới đây là bảy Tôn Tượng của bảy Đức Phật Dược Sư xin được gửi đến anh chị em để cùng chiêm ngưỡng.
Nam Mô Quang Thắng Thế Giới – Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai
Nam Mô Diệu Bảo Thế Giới – Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai
Nam Mô Viên Mãn Hương Tích Thế Giới – Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai
Nam Mô Vô Ưu Thế Giới – Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai
Nam Mô Pháp Tràng Thế Giới – Pháp Hải Lôi Âm Như Lai
Nam Mô Thiện Trụ Bảo Hải Thế Giới – Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai
Nam Mô Tịnh Lưu Ly Thế Giới – Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Friday, July 10, 2015

Viết chép Kinh Dược Sư, thì có thể được tăng thọ



. Đời Đường, Trương Lý Thông lúc 27 tuổi, gặp thầy tướng bảo: “Thọ số ông rất ngắn, sợ e không đến 31 tuổi!”.

Lý Thông nghe nói lo buồn, tìm đến vị danh tăng là ngài Mật Công hỏi han.

Ngài Mật Công bảo: “Việc ấy không đáng ngại. Nếu ông thành kính thọ trì hoặc viết chép Kinh Dược Sư, thì có thể được tăng thọ”.
DƯỢC SƯ QUÁN ĐẲNG CHƠN NGÔN
Nam mô Bạc già phạt đế, bệ sát xã,
lũ lô thích lưu ly, bác lặc bà, hắc ra xà dã.
Đát tha yết đa tha, a ra hắc đế.
Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha.
Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế toá ha.
Nam-mô Dược Sư hội thượng Phật Bồ-tát. O
Nước Thiên Trúc, có người Bà la môn, nhà tuy giàu sang mà kém phần tử tức. Do đó, ngày đêm ông hằng cúng lễ cầu nguyện với Tự Tại Thiên, xin ban cho đứa con. Mấy năm sau, vợ ông có thai, khi đủ tháng, sanh được 1 bé trai dung sắc xinh đẹp, ai trông thấy cũng yêu mến.

Một hôm, có nhà tu phái Ni Kiền Tử đến khất thực, nhân xem tướng rồi bảo: “Đứa bé này tuy cốt cách tươi tốt, nhưng có nét yểu không thể kế thừa gia nghiệp, chỉ còn sống được 2 năm nữa mà thôi!”. Vợ chồng Bà la môn nghe nói như người bị trúng tên độc, hằng ngày đem lòng sầu muộn, thân thể héo gầy.

Vừa có Sa môn đệ tử Phật đi đến, Bà la môn liền thuật lại mọi việc.

Vị Sa môn này bảo: “Chớ nên ưu phiền, việc hoạ tai đều có thể chuyển đổi. Tôi sẽ chỉ vẽ cho ông, hãy tạo hình tượng Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và tụng niệm cúng dường, tất đứa bé sẽ được tiêu tai, tăng diên thọ".

Bà la môn vui mừng nhất nhất sắm sửa theo lời chỉ bảo, đúng như pháp thức, thiết lễ tụng niệm, cúng dường Phật Dược Sư.
DƯỢC SƯ QUÁN ĐẲNG CHƠN NGÔN
Nam mô Bạc già phạt đế, bệ sát xã,
lũ lô thích lưu ly, bác lặc bà, hắc ra xà dã.
Đát tha yết đa tha, a ra hắc đế.
Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha.
Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế toá ha.
Nam-mô Dược Sư hội thượng Phật Bồ-tát. O


 Thất Phật Dược Sư

Cuộc lễ vừa hoàn mãn, đêm ấy, Bà la môn nằm mộng thấy 1 vị Minh quân, ôm sổ bộ đến bảo: "Ông đã theo Nghi Thất Phật tạo tượng cúng dường, do duyên phước đó mà con trai của ông sẽ sống thêm được 50 năm nữa" . Về sau, sự việc quả y lời (theo Tam bảo ký).

5. Đời Đường, ông Trương Tạ Phu đau nặng, gia đình thỉnh chư Tăng tụng Kinh Dược Sư suốt 7 ngày đêm. Ngay đêm hoàn kinh, Trương nằm mộng thấy chúng Tăng đem kinh đắp trên mình. Khi thức dậy, bệnh lui giảm rồi lành hẳn.

Ông đem điều này thuật lại cho người nhà biết, và tin rằng mình được mạnh khỏe là do nhờ năng lực tụng kinh Dược Sư (theo Tam bảo ký).

Những chuyện cảm ứng như vậy còn rất nhiều. Vì vậy, chúng ta cần nhất tâm xưng niệm danh hiệu Phật Dược Sư để diệt trừ bệnh khổ và thành tựu an lạc, cát tường.
DƯỢC SƯ QUÁN ĐẲNG CHƠN NGÔN
Nam mô Bạc già phạt đế, bệ sát xã,
lũ lô thích lưu ly, bác lặc bà, hắc ra xà dã.
Đát tha yết đa tha, a ra hắc đế.
Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha.
Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế toá ha.
Nam-mô Dược Sư hội thượng Phật Bồ-tát. O


Y NGHIA DUOC SU PHAT

Dược là thuốc, Sư là thầy. Phật tên Dược Sư Lưu Ly Quang Vương. Kinh tên Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức. Dươc Sư là ông thầy thuốc. Lưu Ly là một thứ ngọc trong suốt từ trong ra ngoài.

– Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

– Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Dược là thuốc, Sư là thầy. Phật tên Dược Sư Lưu Ly Quang Vương. Kinh tên Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức. Dươc Sư là ông thầy thuốc. Lưu Ly là một thứ ngọc trong suốt từ trong ra ngoài. Thiền tông có khẩu hiệu “đập vỡ thùng sơn”. Thùng sơn ví thân ngũ ấm của chúng ta. Trong đen xì ngã chấp, ngoài đặc xịt pháp chấp. Có phá vỡ thùng sơn thì việc làm của người tu hành mới xong. Bát Nhã Tâm Kinh dạy : “Chiếu kiến năm uẩn đều không, độ thoát hết thảy khổ ách”. Tướng mạo tối đặc như thùng sơn đen là do 2 căn bệnh chính : kiến hoặc và tư hoặc. Kiến hoặc là thấy lầm, tư hoặc là nghĩ lầm.

Dùng danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật để trong uống ngoài xoa. Trong uống là mỗi mống niệm vọng tưởng (tư hoặc) liền biết. Biết vọng thì vọng tan. Mỗi khi tham sân si hiện hành liền biết gốc do kiến hoặc. Cần thanh tịnh sáu căn. Đề khởi hai chữ Dược Sư là tự nhắc bổn phận thiết yếu, từng niệm từng niệm giác sát, thanh lọc nơi tâm. Thế là trong uống. Còn ngoài xoa là tin chắc có nguyện lực của Phật hộ niệm. Phật không ở đâu xa. Phật thường trụ ngay tại đương niệm. Chúng ta chỉ vì phan duyên, thọ kích thích, tưởng biến hóa, sắc làm mù, năm ấm che lấp khiến tựa hồ như xa cách Phật.

Tổ dạy : “Tâm bình thường là đạo”. Tâm bình thường là Lưu Ly, trong không bị tư hoặc làm mê, không bệnh ngã chấp. Ngoài không bị kiến hoặc đánh lừa, giải thoát pháp chấp.

Quang
nghĩa là sáng suốt. Sáng đây không phải là ánh sáng mặt trời mặt trăng. Ánh sáng trí tuệ thuộc tinh thần không có hình tướng. Trong khi niệm, nghe âm thanh rõ ràng không mờ, từng tiếng minh bạch là tánh giác sáng tỏ. Nếu nghe không rõ, thì hoặc bị hôn trầm, hoặc đã vướng vào một trần cảnh nào khác. Tánh nghe chính là tánh giác ở khắp pháp giới. Nghe rõ tiếng niệm tức là ngay lúc ấy, ta đã trở về tánh thể. Tánh này đồng với chư Phật và dĩ nhiên đồng với đức Dược Sư Lưu Ly Quang. Niệm danh hiệu ngài để tự nhắc tâm mình, tâm Phật vẫn thường trụ ở khắp mười phương không rời nhau.

Kinh Lăng Nghiêm dạy : “Mười phương Như lai thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con trốn chạy thì mẹ dẫu nhớ có làm gì được. Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, mẹ con đời đời chẳng rời xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, đời này đời sau quyết định thấy Phật”.

Không nói trong suốt như pha lê mà nói trong suốt như lưu ly, vì ngọc lưu ly màu xanh lơ (xanh da trời). Ngửa lên bầu hư không, ta thấy một màu xanh nhè nhẹ. Tìm thể chất thì chỉ có hư không nên đức Phật dùng màu này tượng trưng những gì huyễn vọng, không thật có. Năm ấm, ngã chấp, pháp chấp, kiến hoặc, tư hoặc v.v…, bao nhiêu bệnh hoạn nặng nề của thế gian, dưới con mắt Phật, chỉ là những hoa đốm ở hư không. Cứ chữa khỏi bệnh lóa ở mắt thì hoa đốm sẽ không còn. Cứ tỉnh ra, đừng ngủ mơ nữa thì những giấc mộng cọp vồ, nhà cháy đâu còn. Mặt trời trí tuệ của tất cả chúng sanh bản lai vẫn thường sáng. Chỉ vì chuyên sống với tâm phan duyên, quên tánh bản giác mà hóa thành thùng sơn năm uẩn. Nay vâng theo giáo pháp Dược Sư, chuyên trì danh hiệu Phật, sẽ thoát vô minh sanh tử, trở về bổn tâm viên quang.

Dược Sư là công dụng. Lưu Ly là thể tịnh. Quang là tánh giác. Chữ Vương là hình-dung-từ để hiển công dụng thù thắng, thể thanh tịnh, tánh quang minh, mỗi mỗi tuyệt vời.


Bao nhiêu nguyện đã phát ra từ lúc tu nhân làm Bồ-tát, ngày nay thành Phật tức là đã viên mãn. Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang đã nguyện những gì ?

1/. Nguyện chứng Pháp-thân thường trụ ở khắp mười phương. Nhưng không phải chỉ chứng lý suông mà kiêm sự việc thiết thực, ta và người đều đủ ba mươi hai đại nhân tướng.

2/. Nói về quang minh. Quang minh không phải chỉ giác ngộ mà có. Cần nhiều kiếp công hạnh mới thành tựu. Kinh Bảo Tích nói : “Đức Thích Ca có một quang minh tên là Vân Tịnh Chiếu. Đây do nhiều kiếp tích tập thiện căn, xót thương những người bệnh khổ, cấp thí thuốc men, mong cho lành mạnh”.

3/. Đầy đủ trí tuệ phương tiện, cung ứng tất cả chỗ cần dùng cho khắp hữu tình.

4/. Dẫn tà đạo về chánh pháp, đưa nhị thừa lên Vô-thượng Bồ-đề.

5/. Ai chưa có giới phẩm giúp vào giới phẩm. Ai lỡ phạm giới khiến trở về tịnh giới, chẳng đọa đường ác.

6/. Cứu giúp các tật nguyền.

7/. Chữa khỏi các bệnh hoạn.

8/. Chuyển những tinh thần nhi nữ mềm yếu trở thành dũng mãnh trượng phu, tiến tới quả vị đại hùng lực.

9/. Giúp các hữu tình thoát chài lưới ma, ngoại đạo ràng buộc, rừng rậm ác kiến.

10/. + 11/. + 12/. Cứu vớt tai nạn ngục tù đói rét. Nhất là những nỗi khổ bức bách khiến tạo nghiệp ác, chiêu vời quả báo triền miên nhiều kiếp.

Ngoài ra còn nguyện chuyển những tâm tham sẻn thành quảng đại từ bi. Đầu mắt chân tay còn bố thí huống chi các tài vật khác. Con đường giải thoát đòi hỏi giới hạnh trang nghiêm, chánh kiến, đa văn. Một chút kiêu mạn liền thành bạn của ma, khen mình chê người, phỉ báng chánh pháp, làm cho vô lượng hữu tình cùng theo xuống hố hiểm sâu. Những bệnh ghen ghét ngang ngược, hiềm thù lấn hiếp, bao nhiêu thống khổ sanh già bệnh chết, đức Phật đều nguyện dùng thần lực khiến giải thoát nhân quả ác thú, dần dần dắt dẫn tới Vô-thượng Bồ-đề.

Chúng ta tụng kinh, hàng ngày huân tập tư tưởng quảng đại từ bi, ước mong thể nhập vào biển đại nguyện của đức Dược Sư. Tập sống như ngài, mỗi niệm mỗi niệm mong đem hạnh phúc an vui cho quanh mình, chẳng còn có sợ những khổ ác thú. Nguyện từ nay gánh vác hết thảy hữu tình, làm việc nghĩa lợi nhiêu ích an vui.

Bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng ta về thánh cảnh. Mười hai nguyện của đức Dược Sư cúi xuống vớt chúng ta ra khỏi vực thẳm ác thú, bảo vệ chánh kiến và đưa chúng ta vào thắng pháp.

A Di Đà Tàu dịch là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Biên Công Đức. Nói một cách khác A Di Đà là chân tâm bản tánh của tất cả thánh phàm, là quả đức cầu về của tất cả Phật tử. Dược Sư là giới, Lưu Ly là định, Quang Vương là tuệ, ba nhân tu thiết yếu hiện tại của tất cả các pháp môn.

Thờ Phật Dược Sư phải 49 ngọn đèn. Hai vị Bồ-tát hầu cận tên là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu. Bởi vì khoen đầu của mười hai nhân duyên sanh tử là vô minh nên thuốc chữa không thể rời trí tuệ.

Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức Kinh gồm có bảy bộ. Ngài Huyền Trang cầu pháp ở Ấn Độ đã thỉnh và dịch trọn vẹn tất cả sang tiếng Hán. Nguyên vì đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thương xót chúng sanh ác trược, chịu nhiều quả báo đau khổ nên nói cho biết về phương Đông có bảy vị Dược Sư Phật. Mỗi vị đều có nguyện riêng. Tổng ý là chữa phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng, khiến chúng sanh được an thân vui khỏe vĩnh viễn.

Chúng ta đã biết mỗi vị Bồ-tát khi thành Phật đều có một thế giới để giáo hóa tất cả những kẻ có duyên. Thế giới duy tâm cảm quả. Báo thân Phật do “Trí” hiện hành.

Vận Ý Thông Chứng nghĩa là khởi tâm cầu chứng ngộ. Đây là tâm địa tối thắng không gì hơn nên thế giới tên Tối Thắng.

Quán Âm Tự Tại là tánh nghe không bị âm thanh chi phối chuyển động. Đây là tánh Phật, của báu vô giá, mỗi chúng ta đều có nhưng rất ít người biết đến. Vì vậy thế giới tên là Diệu Bảo.

– Tâm địa vô ưu không lo lắng, hẳn bình an khang cát nên Phật tên là Tối Thắng Cát Tường.

Tịnh trụ là ở chỗ an tĩnh, dễ bề phát triển trí tuệ, nên Phật hiệu là Quảng Đạt Trí Biện.

Pháp Hỷ tâm vui thích Phật pháp, cảm quả báo thành Phật hiệu là Pháp Hải Du Hý Như Lai (vui chơi trong biển pháp).

– Hạnh viên mãn nên Phật hiệu là Kim Sắc Thành Tựu, thân vàng đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu.

Chúng ta lễ bái bảy danh hiệu, chớ quên con đường Dược Sư, tự chữa bệnh cho mình, chữa bệnh cho chúng sanh, trước hết phải phát tâm Bồđề cầu chứng ngộ. Sau tìm nhân tu cho liễu nghĩa. Như người làm ruộng phải lo chọn hạt giống. Người lập chí giác tỉnh phải y cứ Phật tánh mà tu. Trợ duyên phát sanh trí tuệ là an tĩnh và Phật pháp. Đủ nhân đủ duyên quyết định viên mãn Bồđề.

– Thật ra Phật và Bồ-tát nào không chữa bệnh, không phải là thầy thuốc. Phật và Bồ-tát nào không tiếp dẫn chúng sanh về cảnh an vui. Mà sao đạo Phật lại đặc biệt hướng về phương Đông cầu an, hướng về phương Tây cầu siêu. Trong khi kinh dạy chân tâm bản lai thường trụ bất động ở khắp mười phương, không hề riêng cuộc ?

– Thưa : Cầu an hướng về phương Đông vì mặt trời mọc nêu biểu sinh hoạt. Cầu siêu hướng về phương Tây vì mặt trời lặn nêu biểu tịch diệt. Trên sự thật thì quả đất xoay tròn đâu có Đông Tây. Mặt trời đứng trụ đâu có mọc lặn. Nhưng rõ ràng trong đời sống hiện tại của chúng ta vẫn có Đông Tây trong không gian, vẫn có mặt trời lặn rồi mọc để thành có hôm qua, hôm nay và ngày mai. Thời gian hư vọng nhưng vọng kiến của con người không thể thiếu cái lịch để cùng nhau thỏa thuận nào ngày, nào tháng, nào năm…

Vì khế cơ nên đức Phật tùy theo cuộc đời sanh tử, xếp đặt giáo pháp có Đông có Tây, để chúng sanh động loạn có phương hướng quay về, an định tinh thần, dần dần giải thoát. Nhưng vẫn khế lý, mắt Phật thấy trong không gian vô tận có vô biên thế giới khổ vui đẹp xấu khác nhau. Đúng như sự thật Phật đã thấy, tương đối với trái đất của chúng ta, phương Đông có cõi Tịnh Lưu Ly, phương Tây có cõi Cực Lạc. Chúng ta học Phật nên nhận định cẩn thận cả hai pháp giới Sự và Lý.

Chớ để nghi ngờ trong tâm, ngõ hầu mạnh mẽ thẳng tới vô ngại giải thoát.

Tuy Dược Sư Bản Nguyện có bảy bộ nhưng lưu hành tới Việt Nam chỉ có một bộ của đức Lưu Ly Quang vì Việt Nam đặc biệt sùng bái tông Tịnh-độ. Pháp môn trì danh rất được thịnh hành. Dược Sư Bản Nguyện Kinh có đoạn : “Nếu ai chịu giữ tám phần trai giới, ít nhất ba tháng, được nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, thời khi lâm chung sẽ có tám vị đại Bồ-tát chỉ đường về thế giới An Lạc trong đám hoa báu nhiều màu sắc đẹp”. Khắp cuốn Bổn Nguyện này nhiệt liệt khuyên trì danh hiệu Phật. Vì thế cuốn Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức Kinh được coi là một pháp môn của tông Tịnh-độ, trì danh cầu sanh Tây phương An Lạc thế giới.

Pháp môn Dược Sư cũng như tất cả các pháp môn khác đều có hai phần : Hiển giáo và Mật giáo. Hiển giáo giảng dạy rõ ràng đường lối tu hành. Người tu học biết rồi, tự lực tự đi. Còn Mật giáo, người tu chỉ đem lòng tin trì tụng thần chú. Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ, ông trưởng giả đặt sẵn ở cửa sổ chiếc ghế, đứa con nào khỏe chân tự nhảy ra mà thoát nạn. Còn Mật giáo ví như vạt áo, ông trưởng giả che đầu các con, đưa ra khỏi nhà lửa, không bị nóng bức, không mất công nhiều, toàn nhờ sức cha các con thoát nạn.

Nay lại thêm một ví dụ : Ông kỹ sư tự chế tạo ra đèn điện, tha hồ sử dụng ánh sáng. Ông lại chế ra nút bấm, khiến người khác không cần vất vả học hành, chỉ việc bấm nút liền có đèn sáng, thọ dụng tha hồ như ông không khác. Cũng thế, đức Phật nói thần chú. Chúng ta trì chú cũng đi đến kết quả như Phật không khác. Nhưng cần để ý : bấm nút mà đèn cháy được là nhờ bóng đèn, dây và sức điện đều đúng pháp. Trì chú thần lực cũng vậy, ba nghiệp phải đúng pháp mới linh nghiệm.

Khi trì chú tưởng vòng tròn tâm nguyệt từ chữ Tông   màu trắng phóng ra hào quang sáng lớn, khắp chiếu chúng hữu tình. Ánh sáng tới thân sáu đạo chúng sanh thì giới ba la mật của chư Phật liền viên mãn. Trong một thời này làm chân Phật tử.

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

QUÁN ÂM THỊ KÍNH

QUÁN ÂM THỊ KÍNH
Trước kia Đức Quan Âm Bồ Tát tu đã đặng tám kiếp rồi. Qua tới kiếp thứ chín Ngài phân thân nam nhi đi tu chứng bực tỳ khưu. Khi kiếp thứ chín của Ngài gần mãn thì Đức Thích Ca giáng xuống thử lòng. Đấng Thế Tôn hiện ra một người con gái tới lần khân ép nài vị tỳ khưu kia kết duyên với mình. Vị này mới thốt rằng: “Có chăng họa may là kiếp sau, chớ kiếp này vì lời thề nguyện tu trì thì không thể nào đặng.” Vì lời hứa ấy mà sau khi mãn kiếp thứ chín rồi vị tỳ khưu kia phải giáng trần đầu thai làm thiếu nữ, suốt đời phải chịu trăm điều cay đắng về vấn đề tình duyên để thử lòng Ngài coi ra sao.
Ấy là phép Phật định vậy.
Vâng lịnh của Đức Phật Tổ chơn linh vị Bồ Tát kia bèn giáng trần đầu thai làm con gái nhà họ Sùng là Sùng Ông, một nhà giàu có ở xứ Cao Ly lại là nhà từ tâm chưởng đức. Hai ông bà tuổi đã cao mà không con nên đi cầu tự và sanh ra nàng Thị Kính, dung nghi đẹp đẽ, tướng mạo đoan trang. Hai ông bà mừng được chút gái để có người hôm sớm trong lúc tuổi già. Khi nàng đã đúng tuần cập kê thì gần đó có chàng Thiện Sĩ, con nhà quyền quý trâm anh cậy mai đến nói. Vợ chồng Sùng Ông thấy phải đôi vừa lứa bèn chịu gả con gái mình.
Đến ngày nạp thái vu quy nàng Thị Kính buồn tủi muôn phần! Buồn là vì thấy mình là con một, một khi đã xuất giá rồi thì bề nhà sau trước quạnh hiu, lấy ai mà thần tỉnh mộ khang thế cho mình! Tủi là lỡ sanh làm con gái thì đúng tuổi phải xuất giá tòng phu rủi may phải chịu và ơn sanh thành không sao trả đặng! Cha mẹ nghe nàng than thở làm vậy bèn kiếm lời khuyên giải và nói rằng: Cha mẹ sanh con là gái, thì khôn lớn có nơi có chốn làm đẹp mặt nở mày mẹ cha đó là đủ rồi. Con chẳng nên lo điều chi khác nữa! Vả lại nhà bên chồng con cũng gần đây thì sự thăm viếng cũng thuận tiện. Nghe vậy nàng mới an lòng chiều ý muốn của cha mẹ. Từ khi về nhà chồng, nàng giữ một mực tôn kính, phụng sự nhà chồng, trong êm ngoài ấm, ai nấy đều khen.
Một ngày kia nàng đương ngồi may, chàng Thiện Sĩ sau khi đọc sách mỏi mệt mới ra gần chổ nàng may mà nằm nghỉ, luôn dịp ngủ quên. Từ khi về nhà chồng đến giờ nàng chưa có dịp nhìn chàng cho chính đính. Nay có cơ hội đưa đến nàng, nhơn lúc chàng ngon giấc mà nhìn kỹ mặt đức lang quân. Chợt thấy dưới cầm chàng có mọc một sợi râu và biết coi tướng ít nhiều, nàng thấy quả là sợi râu bất lợi! Nhơn cầm sẵn cái kéo trong tay nàng mới đưa kéo ra cắt lấy. Đương lúc ấy, chàng Thiện Sĩ giựt mình thức dậy, thấy vợ cầm kéo đưa ngay cổ mình, vụt la hoảng lên rằng: “Vợ tôi muốn giết tôi.” Trong nhà vỡ lở, cha mẹ gia tướng chạy đến gạn hỏi. Nàng tình thật cứ nói ngay, không ngờ cha mẹ chồng quá ư nghiêm khắc bắt tội nàng có ngoại tình và mưu giết chồng. Nhơn cớ ấy cha mẹ chồng buộc chàng Thiện Sĩ làm tờ để vợ và mời vợ chồng Sùng Ông đến lãnh con về. Vợ chồng Sùng Ông hơ hãi tới nơi mới tường tự sự. Hai ông bà kêu con ra hỏi, rầy la than trách một hồi rồi lãnh con về.
Lúc ấy Thiện Sĩ lòng như dao cắt, tưởng là việc đáng bỏ qua không dè đến nỗi rẽ thúy chia loan thì chàng ăn năn vô ngần, châu rơi lã chã. Khi nàng Thị Kính lạy từ công cô và chàng ra về, vì sợ uy cha mẹ chàng chẳng dám hở môi nói bào chữa nàng một lời nào.
Về nhà, nàng Thị Kính buồn bã muôn phần. Một là buồn cho số phận long đong, tình duyên trắc trở; hai là buồn cho cha mẹ phải mang điều phiền não trong lòng.
Vì nàng là một người đàn bà chân chính may rủi một chồng mà thôi, nàng khăng khăng không chịu “ôm cầm thuyền ai”. Nàng than rằng nếu có anh em đông thì nàng cũng đành nhắm mắt cho rồi để khỏi mang tiếng nhơ. Nhưng vì nàng là con một, nàng không nỡ hủy mình, sợ e thất hiếu, mà ở như vậy thật rất khổ tâm cho nên nàng quyết chí xuất gia, noi gương Phật Tổ, tu hành cho đắc đạo rồi trở về độ lại mẹ cha.
Một hôm, nàng lén cải trang nam tử, rồi bỏ nhà trốn đi. Hay tin cha mẹ nghi nàng vì buồn tình xưa mà sanh nhẹ dạ theo người và sai người đi kiếm cùng nơi mà không gặp.
Từ khi nàng lìa gia đình ra đi thì nàng có ý tìm một cảnh chùa để gởi thân. Đến ngôi chùa được chọn nàng gặp giờ sư cụ đang thuyết pháp. Nàng trộm xem tướng mạo thì thấy rõ đó là một bậc chơn tu, đạo pháp khá lớn. Nàng bèn xin thọ pháp quy y. Sư cụ ban đầu rất nghi ngờ nàng, bèn ngọn hỏi ngành tra vì sợ e trang thiếu niên kia sau này bán đồ nhi phế mà đắc tội với Phật Trời. Nàng thì một mực nói mình là một thư sanh, con nhà quyền quý, lòng chán công danh nên vào nương nhờ cửa Phật để gột rửa lòng phàm.
Thấy chí quả quyết của vị thiếu niên, sư ông mới vui nhận cho làm đệ tử và ban pháp danh là Kính Tâm.
Vì sãi Kính Tâm là nữ trá hình cho nên dung mạo khôi ngô kiều mị, làm cho hàng tín nữ trầm trồ, nhất là nàng Thị Mầu, con của một vị phú ông trưởng giả vùng ấy. Mượn cớ ra vô trong chùa, nàng Thị Mầu lắm khi đưa tình trêu ghẹo sãi Kính Tâm, nhưng nàng vẫn trơ trơ như không hay không biết. Thất vọng, Thị Mầu mới quay lại tư tình với đứa ở của nàng. Khi thai đã gần già, khí sắc nàng đổi, làng xã thấy thế mới đòi phú ông và nàng ra hỏi.
Chịu đòn không kham, Thị Mầu túng phải cung xưng. Trong khẩu cung Thị Mầu quả quyết rằng mình có tư tình với sãi Kính Tâm nên mới ra cớ đỗi và xin làng rộng lượng cho sãi Kính Tâm hoàn tục kết duyên với mình.
Trống mõ inh ỏi, cửa thiền xưa nay êm lặng phút chốc trở nên huyên náo, sóng dậy ba đào. Người nhà làng đến chùa đòi sư ông và sãi Kính Tâm ra nghe dạy việc.
Thầy trò cùng dắt nhau đi. Đến nơi mới hay tự sự! Tá hỏa tâm thần, thầy hỏi trò có sao nói thiệt. Trò một mực kêu oan chớ không nói điều chi thêm nữa. Hương đảng đông đủ tra hỏi sãi nhỏ đủ điều, khi dọa, khi khuyên nhủ rằng: Nếu nói thật thì làng cũng chứng cho để lập gia thất. Kẻ thì mai mỉa: Sãi kia tu có trót đời không? Rốt cuộc vì không chịu xưng tội tình và một mực kêu oan cho nên sãi Kính Tâm phải bị đem ra tra tấn.
Đứng trước cảnh thịt nát máu rơi và thấy trò bất tỉnh, sư ông mới động mối từ tâm đứng ra xin bảo lãnh cho trò để sau này về nhà khuyên nhủ dạy răn.
Thấy thế hương đảng cũng niệm tình ưng thuận cho sư tiểu cùng về. Đến chùa, Sư ông dạy tiểu ra ở ngoài tam quan để tránh tiếng không tốt cho chùa.
Thời gian qua, Thị Mầu đến ngày mãn nguyệt khai hoa, hạ sanh đặng một mụn con trai. Nàng bèn bồng hài nhi đến cửa tam quan bỏ đó rồi về, nói rằng: “Con của ngươi, đem trả cho ngươi.” Sãi Kính Tâm đương tụng kinh nghe đứa nhỏ bị bỏ dưới đất giãy giụa khóc la, động mối từ tâm người bèn ra ẵm đứa bé vào, mướn vú nuôi bên tự. Mẹ vò nuôi con nhện lắt lẻo qua ngày.
Hết thời trì kinh thì sãi Kính Tâm lại phải giữ gìn bồng bế đứa trẻ. Nghe vậy, sư cụ mới vời sãi Kính Tâm vào mà trách rằng: “Trước kia con nói rằng con bị hàm oan, mà nay như thế thì chính thầy đây cũng phải nghi ngờ nữa là ai?”
Sãi Kính Tâm bèn bạch rằng: “Bạch sư phụ, khi xưa sư phụ có dạy đệ tử  rằng cứu đặng một người, phước đức hà sa. Đệ tử vâng lời thầy mới cứu mạng đứa trẻ này, chớ kỳ trung con không có ý chi hết.”
Tuy vậy sãi Kính Tâm cũng không đặng phép vô ra trong chùa để tránh tiếng cho chùa.
Đứa trẻ khi đặng hai, ba tuổi đã có vẻ thông minh và giống sãi Kính Tâm như hệt. Khi hài nhi đúng ba tuổi thì sãi Kính Tâm đến ngày phải theo Phật. Biết trước giờ phân ly, sãi Kính Tâm mới viết hai bức thơ gởi lại, một kính gởi cho sư cụ, còn một bức thì gởi cho cha mẹ ruột. Khi sãi Kính Tâm tắt hơi thì đứa nhỏ y như lời cha dặn đem bức thơ vào dâng cho sư cụ.
Xem thơ xong, sư ông rất ngậm ngùi, bèn phái vài vị ni cô ra coi tẩm liệm. Khám xét xong thì mới hay sãi Kính Tâm là nhi nữ trá hình.
Tin ấy truyền ra hương lân nhóm lại đòi cha con Thị Mầu đến buộc tội cáo gian và phạt phải chịu tổn phí về các cuộc tống táng và làm ma chay cho sãi Kính Tâm. Bằng chứng sờ sờ phú ông phải chịu, Thị Mầu xấu hổ muôn phần bèn quyên sinh để trốn khổ nhục.
Đến ngày an táng sãi Kính Tâm thì thiên hạ đồng thấy Phật hiện trên mây rước hồn sãi Kính Tâm là nàng Thị Kính. Hai vợ chồng Sùng Ông và Thiện Sĩ đặng thơ và hay tin đau đớn này đồng có đến dự. Sau cuộc tống táng vợ xưa Thiện Sĩ ăn năn lỗi trước bèn phát nguyện tu hành.
Tục truyền rằng Thiện Sĩ sau đắc quả thành con chim ngậm xâu chuỗi bồ đề, đậu một bên Đức Phật Quan Âm, Đức Phật Quan Âm cũng độ luôn con của Thị Mầu đắc quả hầu gần bên Ngài.
Ngày nay, người xứ ta và người Tàu khi họa tượng Phật Quan Âm thì thường họa một bà đội mũ ni xanh hoặc đen, ngồi trên tòa sen hoặc thạch bàn, bên tay mặt có một con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay hầu. Ấy là con của Thị Mầu.
SỰ TÍCH THỨ NHÌ:
TÍCH BÀ DIỆU THIỆN HAY QUAN ÂM NAM HẢI
Theo sự khảo cứu của nhà bác học Hòa Lan tên là De Groot thì trong kiếp chót của Đức Phật Quan Âm, Ngài hạ phàm làm một vị công chúa Ấn Độ, con vua Linh Ưu, niên hiệu Diệu Trang.
Vào năm 2587 trước Chúa giáng sanh thuộc vào thời đại kim thiên (ciel d’or) bên Ấn Độ bên phương Tây có một tiểu quốc kêu là Hưng Lâm. Nhà vua trị vì nước ấy tên Linh Ưu (Spirituel Excellent) lấy niên hiệu là Diệu Trang (Miao Tchoang). Tứ vi xứ Hưng Lâm là như vầy: Phía Tây giáp ranh Thiên Trúc Quốc (Inde), Phía Bắc giáp ranh Xiêm La, phía Đông giáp ranh Phật Chai Quốc (Sumatra), phía Nam giáp ranh Thiên Chơn Quốc (Tiên Tchan). Trong nước Hưng Lâm cảnh tượng thái hòa là nhờ có vua hiền, tôi giỏi, bá tánh chuyên lo cày cấy, nông trang.
Chánh thê của nhà vua là bà hoàng hậu Bửu Đức. Từ ngày nhà vua tức vị đến nay đã 40 năm rồi mà bà hoàng hậu chưa hạ sanh đặng vị hoàng tử nào. Thấy thế bà lấy làm buồn và xin nhà vua đi cùng bà lên núi Huê Sơn cầu tự. Núi Huê Sơn ở về hướng Tây. Trên núi ấy có một vị thần rất linh thiêng. Ai cầu chi thì đặng nấy. Vua nghe theo, một ngày kia quân gia rần rộ, xa giá nhắm Huê Sơn trực chỉ. Cầu tự xong về triều thì một ít lâu bà có thai và đến ngày sanh đặng một vị công chúa đặt tên là Diệu Thanh (Miao Tsing). Cách một ít lâu hoàng hậu lại hạ sanh một nàng công chúa tên là Diệu Âm (Miao Yin) và sau rốt sanh ra nàng công chúa Diệu Thiện (Miao Chen). Vị công chúa thứ ba này ngày sau tu hành đắc đạo lấy hiệu là Quan Âm (Quan Yin).
Vì nhà vua không có con trai nên vua nhứt định truyền ngai vàng lại cho một trong ba vị phò mã (rể vua). Hai công chúa đầu là Diệu Thanh và Diệu Âm thì nhà vua đã đính hôn cho hai vị quan to thinh danh nhứt trong triều. Trái lại nàng công chúa thứ ba là Diệu Thiện thì cương quyết không chịu lấy chồng và nhứt định phế trần đi tu để thành chánh quả. Nghe con quyết định như thế nhà vua nổi cơn thịnh nộ và buộc nàng Diệu Thiện phải tuân lịnh xuất giá. Thấy thế nàng mới xin vua cha nếu ý định nhà vua như vậy thì ít nữa xin cho nàng kết hôn với một thầy thuốc và thưa rằng: “Ý con là muốn cứu chữa hàng quan lại bất tài và ngu xuẩn, những tai nạn do sự nắng lửa mưa dầu, tuyết giá mà ra, những tính xấu xa ích kỷ về nhục dục, các tật nguyền, bịnh hoạn do sự già nua cằn cỗi mà ra, sự phân chia giai cấp, sự khinh rẻ kẻ nghèo và sự tư lợi.”
Nàng lại nói to lên rằng: “Chỉ có Đức Phật là được chứng quả bồ đề, minh tâm kiến tánh.” Nghe vậy nhà Vua lại càng tức giận thêm bèn hạ lệnh lột hết áo quần của công chúa và nhốt nàng vào huê viên để bị đói lạnh mà chết. Công chúa không sờn lòng. Trái lại nàng cảm ơn vua cha đã phạt nàng như thế và chỉ vui tươi mà chịu khổ hình. Các bà mệnh phụ được lệnh ra khuyến dụ nàng hồi tâm tuân ý thánh chỉ. Nàng khư khư một mực và nhứt định vào chùa Bạch Tước ẩn tu, nhập thất tham thiền. Chùa Bạch Tước thuộc quận Long Thọ (Loung Chou), tỉnh Nhữ Châu (Ju Tcheou). Hay tin ấy nhà vua không cấm cản chi, đinh ninh rằng ra nơi ấy một ít lâu công chúa chịu không nổi với những nỗi khổ cực, sẽ chán nản mà về triều.
Nơi Bạch Tước Tự có mật lệnh của nhà vua phải buộc nàng làm những công việc đê tiện, hèn hạ và mệt nhọc nhứt. Nàng vẫn cúi đầu vâng chịu, không một tiếng than, là vì khi nàng làm phận sự có những hùm beo, chim chóc và thần thánh giúp sức. Biết được thế cho nên bà sư cụ chùa Bạch Tước mới cụ sớ về triều tâu vua mọi sự. Vua cha bèn nghĩ ra một chước cốt làm nàng kinh khủng bỏ chùa mà về đền. Một bữa kia quân lính đến bao vây và phóng lửa thiêu chùa bốn mặt. Sư cụ và tất cả ni cô kinh tâm tán đởm chạy ngược chạy xuôi tầm phương tẩu thoát. Tiếng kêu trời kêu đất inh ỏi! Nàng Diệu Thiện điềm tĩnh như thường. Nàng chỉ lâm râm cầu Đức Phật mà nàng nguyện theo gương và xin Ngài đến cứu nàng. Nàng bèn rút trâm cài đầu đâm vào họng và phun máu tươi lên không trung, tức thì mây kéo mịt mù, thiên hôn địa ám, mưa xuống như cầm chĩnh mà đổ. Bị đám mưa to các ngọn lửa đỏ ngất trời kia lần lần êm dịu rồi tắt. Thấy vậy quân chạy về phi báo. Nhà vua liền hạ lệnh bắt nàng và đưa về đền.
Khi điệu nàng về tới, nhà vua dạy mở yến tiệc ca xang, bày một cuộc lễ hội thật lớn cốt để đem nàng trở lại quãng đời phong lưu khoái lạc. Nhưng các cuộc bài trí ấy cũng không hiệu quả gì và cho đến những điều hăm dọa ghép nàng vào tử hình cũng không thấm vào đâu. Cùng thế nhà vua mới hạ lệnh trảm quyết nàng và dạy ba quân điệu nàng khỏi đền mới hành hình. Thần hoàng bổn cảnh liền tâu sự ấy lên cho Ngọc Đế rõ. Đức Ngọc Đế hạ lệnh cho thần hoàng bổn cảnh giữ gìn hồn nàng đừng cho nhập địa phủ. Giờ hành hình đến, giám sát vừa giơ gươm lên thì gươm gãy làm hai. Giám sát bỏ gươm rút giáo toan đâm thì giáo lại tét làm hai. Giám sát chỉ còn một nước là xử giảo nàng (thắt cổ). Đến giờ hành hình thì có một trận cuồng phong thổi tới, làm cho trời đất tối tăm mà chung quanh mình nàng thì hào quang hiện ra sáng rỡ. Thần bổn cảnh liền hóa ra một con hổ, từ trong rừng xanh nhảy ra và cõng thây nàng chạy thẳng vô núi. Những kẻ đi xem hoảng chạy tứ tung. Quan quân và giám sát ảo não muôn phần, lật đật về triều tâu vua mọi sự. Nhà vua không nao núng và lại cho rằng cọp tha thây là một sự trừng phạt nặng nề, gán thêm vào sự trừng phạt của nhà vua để phạt nàng về tội bất hiếu và tội bất tuân lệnh vua cha.
Nhờ huyền diệu ấy mà nàng DIệu Thiện tuy chết nhưng xác vẫn còn nguyên. Lúc ấy nàng mơ màng như thấy một giấc chiêm bao, cơ hồ như nàng đã lướt gió tung mây... Khi tỉnh lại nàng lấy làm lạ mà thấy mình ở vào một thế giới không nhật nguyệt, tinh tú, không núi non, không người, không loài vật.
Bỗng chốc nàng thấy hiện ra trước mắt một vị thanh niên mặc áo màu xanh dương, hào quang chói rạng. Vị ấy đến trước mặt nàng, tay cầm một tờ giấy dài và nói rằng: Mình vưng lệnh Diêm Chúa (Yama) mời nàng xuống viếng Diêm Cung để thấy rõ ràng cảnh khốn khổ và những hình phạt mà kẻ có tội phải chịu sau khi chết.
Nơi Diêm Cung mỗi khi nàng đi đến đâu nhờ sức thần thông và đức từ bi thuyết kinh của nàng các hồn bị giam cầm đều đặng cứu rỗi và thoát khỏi ngục môn hầu tái kiếp trở lại trần gian. Thập Điện Minh Vương cũng ao ước đặng nghe nàng thuyết pháp. Chiều ý Mười Vua, nhưng nàng xin rằng sau cuộc ấy các hồn tội nhân đều đặng phóng thích. Sau khi khoản ấy đã đặng các vua ưng thuận thì nàng mới dùng hết phép thần thông của nàng mà thuyết pháp. Trong nháy mắt chốn U Minh biến thành lạc cảnh và các âm hồn đều đặng trở lại cõi trần. Thấy mười cõi U đồ đã trống trơn, Thập Điện Minh Vương mới lật đật phán rằng: “Mười điện chúng ta không quyền giam cầm vong hồn nàng Diệu Thiện.” Và tức khắc dạy đưa nàng trở lại dương gian.
Khi tỉnh dậy nàng Diệu Thiện lấy làm bối rối chưa biết phải đi phương nào. Lúc ấy Đức Phật Thế Tôn hiện ra trên mây dạy nàng phải ra ở núi Phổ Đà, giữa Nam Hải thuộc cù lao Hương Đảo để tu thêm. Muốn đến đó phải trải qua ba ngàn dặm đường. Bởi thế, Đức Phật Thế Tôn mới ban cho nàng một trái bàn đào vườn Tây Vương Mẫu để nàng đỡ đói khát trong một năm và nhơn có đặng trường sanh. Nàng sắm sửa thượng trình. Thấy nàng sức yếu mà đường lại xa Đức Trường Canh Thái Bạch mới truyền cho thần bổn cảnh hóa ra con hổ, cõng đưa nàng ra nơi ấy. Thần bổn cảnh tuân y và trong giây phút nàng đã đến Phổ Đà Sơn.
Khi nàng tu đặng chín năm thì có một vị Phật Tiếp Dẫn đến cho các vị thần trấn Phổ Đà Sơn hay rằng nàng Diệu Thiện tu hành đạo pháp hiện nay cực kỳ cao siêu mà từ trước đến giờ chưa vị nào đạt được. Nàng đã đứng trên tất cả chư vị Bồ Tát và cai quản các đấng ấy. Hôm nay, ngày 19 tháng 02 chúng ta phải yêu cầu vị ấy nhận một địa vị cao thượng hơn để cứu rỗi và ban hạnh phúc cho quần sanh.” Sơn thần Phổ Đà Sơn bèn triệu tập tất cả các thần tiên, thánh phật vùng ấy đến chầu và xưng tụng công đức của vị Bồ Tát mới vừa chứng quả và từ nay người thường gọi là Quan Âm Như Lai, Quan Âm Nam Hải, Phật Tổ Phổ Đà Sơn. Tân Bồ Tát ngự trên tòa sen và tiếp kiến các đấng thiêng liêng đến bái kiến và khánh chúc. Lúc ấy chư thánh tiên mới định lựa một vị đồng tử để hầu Ngài. May đâu lúc ấy có một vị trẻ tuổi xưng là Hoàn Thiện Tài (Hoan Chen Tsai) nghĩa là người chỉ có đọc kinh mà đặng đức lành phép lạ. Thiện Tài đồng tử thú nhận rằng vì mồ côi cha mẹ chàng mới phát nguyện tu hành quy y Phật pháp nhưng chưa chứng quả. Nay nghe tin Nam Hải Phổ Đà Sơn có Bồ Tát ngự nên quyết chí vượt qua mấy muôn dặm đến đây để hầu Ngài và xin làm đệ tử. Trước khi ưng chuẩn lời nguyện ấy, Đức Bồ Tát muốn thử tâm chí coi ra sao, Ngài bèn truyền cho sơn thần, thổ địa hóa làm ăn cướp đến vây đánh Phổ Đà Sơn. Riêng về phần Ngài thì Ngài giả dạng sợ sệt, kêu la cầu cứu và giả té xuống hố sâu. Thấy vậy Thiện Tài đồng tử chạy theo cứu thầy và nhảy luôn xuống hố. Vì quyền năng pháp lực chưa đặng cao cho nên đồng tử phải thiệt mạng. Bồ Tát liền dùng thần thông cứu tử. Khi đồng tử tỉnh dậy thì thấy một cái xác bên mình, Bồ Tát cho biết đó là xác phàm của đồng tử và hiện nay đồng tử đã bỏ xác phàm và nhập vào cõi thánh. Từ đó Thiện Tài đồng tử một lòng phụng sự Bồ Tát trong sự cứu độ chúng sanh.
Sau lại Đức Bồ Tát có thâu làm đệ tử nữ vị cháu gái của vua Nam Hải Long Vương tên là Long Nữ. Việc đã xảy ra như vầy. Ngày kia đệ tam thái tử con vua Long Vương hóa làm con cá, dạo chơi trên mặt biển, chẳng may vướng phải lưới của ông chài. Ông chài bắt cá ấy đem bán ngoài chợ. Ngự trên liên đài Bồ Tát biết rõ việc ấy, bèn sai Thiện Tài Đồng tử giả dạng thường nhơn đến mua cá ấy đem ra biển phía Nam thả. Nam Hải Long Vương nhớ ơn cứu tử con mình mới định dưng cho Bồ Tát một cục ngọc ban đêm chiếu sáng để giúp Ngài đọc sách không cần đèn, và dạy Long Nữ là con gái của đệ tam thái tử phải bổn thân đem ngọc đến dưng. Đến nơi dưng ngọc xong, Long Nữ rất cảm phục huyền năng và đức độ của Bồ Tát và cầu xin Ngài cho theo hầu Ngài cùng quy thuận Phật pháp. Bồ Tát ưng cho. Từ ấy Long Nữ đặng thâu làm đệ tử hiệp cùng với đồng tử Thiện Tài mà phụng sự Ngài.
Từ khi Diệu Trang Vương dùng chước độc mà hại nàng Diệu Thiện thì nhà vua phải một chứng bệnh hết sức khổ sở.
Thân thể nhà vua phải thúi tha đầy ung thư ghẻ chốc làm cho nhà vua nhức nhối đau đớn vô hồi. Đức Bồ Tát phóng đại quang minh biết rõ mọi sự. Nhà Vua lúc ấy hạ lệnh đăng bảng cầu danh y, Bồ Tát bèn giả dạng một nhà sư già đến xin chữa bịnh.
Khi đến trước mặt vua thì nhà sư bèn tâu phải kiếm cho đặng đôi mắt và một đôi cánh tay của thân nhân nhà vua mới trị đặng bịnh, nhưng mà phải ra núi Phổ Đà mới kiếm đặng hai món ấy. Vua liền phái hai vị quan cấp tốc đến Phổ Đà Sơn để tìm hai món vừa nói. Thấy vậy hai vị phò mã rất bất bình và âm mưu định giết nhà sư và sau đó thí vua mà soán ngôi.
Bồ Tát rõ sự việc ấy và đã sai Thiện Tài đồng tử giả làm tên thị vệ hầu bên cạnh vua. Khi một tên quân của hai vị phò mã dưng cho vua một chén thuốc độc nói dối là của nhà sư dạy đem cho vua ngự thì tên thị vệ kia tiếp bưng chén ấy và sẵn tay làm đổ ngay xuống đất. Đang lúc ấy một người lẻn vào phòng nhà sư để thích khách. Bồ Tát bèn dùng thần thông làm cho tên ấy tê liệt không còn hoạt động nữa và bị bắt trói. Cơ mưu bại lộ, hai vị phò mã vì sợ bị khổ hình nên đã uống độc dược tự tử. Hai vị công chúa phải tội liên can đều bị biếm vào lãnh cung đời đời cấm cố. Hai nàng mới ăn năn, noi gương em mình là Diệu Thiện lo tu hành. Khi hai nàng đã tấn hóa nhiều về con đường tu niệm thì Bồ Tát và Thiện Tài đồng tử hóa ra hai thớt tượng bạch mà đưa hai vị công chúa đến cảnh Phật Đài để tránh xa mùi tục lụy.
Từ ngày hai vị sứ giả phụng mệnh nhà vua, tuôn mây lướt sóng trải biết bao khổ cực mới đến Phổ Đà Sơn, Thiện Tài đồng tử phụng lịnh Bồ Tát hiện ra tiếp rước. Hai sứ giả trình bày mọi sự rồi được đến yết kiến Bồ Tát. Bồ Tát Diệu Thiện ngồi trên liên đài bèn trao cho hai vị sứ giả con mắt bên tả và cánh tay bên tả của mình. Việc xong sứ giả cáo tạ rồi hồi trào, và dưng lên cho vua và hoàng hậu hai món đã kiếm đặng. Hoàng hậu nhìn lên cánh tay tả thấy có nốt ruồi và sau khi nghe sứ giả tả dung mạo người đã cho nhà vua hai vật ấy thì quả quyết đó là con mình và đau đớn không ngần.
Nhà sư bèn trộn hai món ấy với ít vị thảo dược rồi đem tất cả đắp lên nửa thân bên trái của nhà vua thì nhà vua tức khắc khỏi đau phía bên mặt. Thấy thế nhà sư bèn tâu vua xin sứ giả ra Phổ Đà Sơn tìm cho đặng con mắt phía tay mặt và cánh tay mặt. Sứ giả vâng lệnh ra đi, không bao lâu đem về dưng đủ hai món. Nhà sư cũng làm y như trước thì nửa thân bên phải của nhà vua khỏi ngay. Từ ấy vua Diệu Trang hoàn toàn lành bịnh. Trong triều, ngoài quận ai ai cũng đồng biết rằng nhờ con chí hiếu là Diệu Thiện mà nhà vua mới khỏi bệnh ngặt nghèo.
Sau khi khỏi chết vua cùng hoàng hậu cám ơn cứu tử, định ra Phổ Đà Sơn một chuyến để tạ ơn. Xa giá đăng trình gặp không biết bao là nguy nan, nhưng đều nhờ Bồ Tát dùng phép thần thông mà cứu khỏi.
Đến nơi vua cùng hoàng hậu thấy Bồ Tát tọa thoàn trên liên đài mất cả hai mắt và hai tay. Nhìn biết là con mình nhà vua ăn năn xúc động vô cùng bèn quỳ xuống cầu nguyện cho con đặng sống và đặng huờn y hai con mắt và hai tay. Khẩn nguyện xong thì nhà vua và hoàng hậu thấy con mình hiện trước mắt, tay mắt đủ, hình dạng mạnh khỏe như xưa.
Thấy phép thần thông vô biên của Bồ Tát vua cùng hoàng hậu nhứt định lìa nơi điện ngọc đền vàng, lánh mình trần tục tìm đàng thiên thai.
Huệ Lương

Kinh Quan Âm Đại Sỹ



Hai Tiên nữ người trời giáng linh tại Việt Nam.
Tiên nữ thứ nhất.Liễu Hạnh Công Chúa là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu Đại Thiên Tôn.
Tiên nữ thứ hai. Bà Chúa Ba là con gái thứ ba của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu Đại Thiên Tôn…
Liễu Hạnh Công Chúa (Mẫu Nghi Thiên Hạ).
Bà Chúa Ba Công Chúa (Phật Tổ Quan Âm Hương Tích Động hay Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay) là em gái của Liễu Hạnh Công Chúa. vì lỡ đánh rơi chén ngọc trong ngày hội bàn đào mừng sinh nhật Tây Vương Mẫu
Hai Chị em bị phạm luật trời bị đày giáng xuống Việt Nam.
Tu tại Hương Tích Động. theo tích cổ đã có hơn ba nghìn năm trăm năm. Khi giáng xuống đầu thai tại nhân gian, cha ở nhân gian làm nhiều tội ác, khi xuống địa ngục muôn vạn hình-phạt.
   Để cứu cha bà đã chặt cánh tay và móc mắt vượt nghìn gian khổ để cứu cha. Cảm động lòng trời Ngọc Hoàng cử Đẩu Mẫu Nguyên Quân xuống ban tặng nghìn mắt nghìn tay để phổ độ cứu chúng sinh và nhân gian gọi là Phật Tổ Quan Âm Hương Tích nghìn mắt nghìn tay (hay gọi là Từ Hằng Chân Nhân, Quan Âm Đại Sỹ. Hoặc Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn. Bà đã hóa thân khắp nơi đâu có tiếng kêu cứu là có hiện thân. Bà Chúa Ba dùng thiên nhãn và pháp độn thông thiên địa để cứu ngay lập tức. Nhân gian gọi bà là Quan Âm cứu khổ cứu nạn. Trước kia khi tu tại hương tích động bà đã dùng pháp đoán quẻ thần tiên để biết việc lành dữ sắp sửa sảy ra. Bà dùng mỗi một sợi tóc là một quẻ, mỗi một con mắt là một thần thông. Mỗi một bàn tay là một thần cứu cho mọi sinh linh. Khi trở về trời bà đã để lại một trăm quẻ bói thần tiên nên người đời gọi là Quan Âm ban quẻ để biết họa phúc.
Trăm quẻ của Quan Âm Đại Sỹ ;con gái Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn muôn vạn người trên trái đất ngưỡng mộ, nhân gian tín cầu sẽ được linh ứng vô cùng và gọi là quẻ thần tiên.
Và đây là bộ Chân kinh linh ứng thần thông quảng đại. Tụng kinh này sẽ giải thoát tai ương và công đức vô cùng, mọi sự hanh thông.
Thái Ất chân nhân nói:
Nhà nào có Kinh này thường tụng tránh được nạn kiếp, bình an và tài lộc tự đến. Người tụng Kinh này sẽ được các thiên thần ở 10 cõi trời hộ thân. Thiên Địa cảm ứng, sau được Ngọc phù Bảo Thần Kim dịch luyện hình, hình thần cùng đạo hợp chân.


Cổ Phật có thi:
Truyền được Thánh đạo dẫn từ hành
Phộ độ quần mê luyện thánh quang
Nếu ngộ tiên thiên Thanh tĩnh đạo
Sống đời trường thọ của kim tiên.
Khổng Tử nói:

Kinh pháp kỳ diệu không thể tưởng
Không đầu, không đuôi lại vô hình
Nếu dùng trực giác mà thấy được
Người trần siêu phàm xuất thế nhân.
Đại Sỹ Quan âm nói:

Ta tụng kinh này cả vạn lần đã được chân đạo. Kinh này là pháp của trời. Người tập chẳng truyền cho hạ sỹ. Thủa xưa ta nhận được Kinh này từ Đông Hoa Đế Quân. Đông Hoa Đế Quân nhận được từ Kim Khuyết Đế Quân. Kim Khuyết Đế Quân nhận được từ Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu theo cách truyền miệng không ghi văn tự. Nay ta ghi thành sách mà truyền cho đời. Thượng Sỹ ngộ rồi sẽ lên Thiên Cung. Trung Sỹ tu rồi sẽ thành Tiên ở Nam Cung. Hạ Sỹ học được sẽ sống lâu trên đời, du hành tam giới vào được Kim Môn.




 
Kinh Vạn Pháp Cứu Khổ Quan Âm Đại Sỹ
 Khâm Tụng Tịnh Khẩu Thần Chú
Tịnh Khẩu Thần Chú
Đan chu khẩu thần
Thổ uế trừ phân
Thiệt thần chính luân
Thông mệnh dưỡng thần
La thiên sỉ thần
Khước tà vệ chân
Hầu thần hổ bôn
Thân khí dẫn tân
Tâm thần đơn nguyên
Mệnh ngã thông chân
Tư thần luyện dịch
Đạo khí thường tồn
Cấp cấp như luật lệnh
--------------****--------------

Tĩnh Tâm Thần Chú

Thái Thượng thái tinh
Ứng biến vô đình
Khu tà phọc mị
Bảo mệnh hộ thân
Chí tuệ minh tĩnh
Tâm thần an ninh
Tam hồn vĩnh cửu
Phách vô táng khuynh
Cấp cấp như luật lệnh

--------------****--------------


Tĩnh Thân Thần Chú
Dực hán thiên tôn
An úy thân hình
Đệ tử hồn phách
Ngũ tạng huyền minh
Thanh long bạch hổ
Đội trượng phân phân
Chu tước huyền vũ
Thị vệ ngã chân
Cấp cấp như luật lệnh
 --------------****--------------

Kính Thỉnh

Ở trên thiên cung
Đức Thiên Tôn thượng đế
Lệnh truyền khắp càn khôn
Công tựu vòng nhật nguyệt.
Kính nghĩ đức thành chiết
Hiệu gọi là Quán Âm.
Mở thẳng con đường vô vi.
Trên núi hoa nở tươi rực rỡ

Dưới trần Ngọc Báu sáng long lanh.
Chốn Bồng Đảo chìm chìm im ắng
Nguyên mong đức đại từ đại bi.
Hương Tích Động hiện tướng uy nghi
Hiện ra hình ngàn mắt ngàn tay.

Nay ngài giáng hạ cứu dân muôn loài.

Tụng kinh Tiên Thánh phát từ bi
Diên thời tích phúc ý thân vi
Thuận nhược thế nhân năng bội phục
Tai tiêu bệnh giải tại ư tư
Tụng chi nhất biến thiên tường tập
Kiên trì bách biến thọ tế mi
Tiêu diêu khoái lạc thăng thiên giới
Kiền thành trì tụng cửu quy y
Niệm Quan Âm cứu khổ

Thỉnh Quan Âm cứu khổ.
Hữu thỉnh dáng lai lâm
Nhất thiết bất nhân tịnh bất tín
Vô lễ vô nghĩa chú tội danh
Đương năng tụng kinh tồn sám hối
Quan Âm từ linh xá tội hình


Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ thập phương nhân
Nhất thiết tham sân si ái dục
Bất kính tam hữu chú tội hình
Đặng năn xám hối tụng thử kinh
Quan Âm từ bi ủng hộ chân

Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ độ lượng thăng
Tiên pháp vô cùng độ chúng sinh
Chúng sinh xám hối từ kinh giả
Quan Âm từ bi độ lượng thăng

Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ di thân thương sinh
Nhất thiết di thân hộ thượng sinh
Thượng sinh xám hối tụng kinh giả
Quan Âm cứu khổ vệ kỳ thân

Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ Ngục âm ty
Âm ty Ngũ ngục phạm đao hình
Như hữu xám hối từ kinh giả
Quan Âm cứu khổ diệt tội vệ kỳ hồn

Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ hựu lê dân
Lê dân xám hối tụng kinh dã
Lịch tỏ tấu trời tận thiên cung
Quan Âm cứu khổ chủ tiên danh

Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ học
hành thông
Lê dân xám hối tụng học danh
Chiêu minh dực trạng quan đế quân
Quan Âm cứu khổ phù ứng danh

Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ thiện nam tín nữ
Cánh hữu thiện nam tín nữ tụng kinh dả
Đẳng đăng trì tụng giải thoát thân
Trị hữu cứu nạn Quan Âm tịch
Quan Âm cứu khổ cập minh y

Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ bảo hộ thân
Tụng kinh bảo hộ thân vô bệnh tật
Tiên tai thoát nạn hóa thanh bình
Hoặc tao quỷ súy triền hãm hại
Hoặc tao mãnh thú mắc thời ôn
Đã năng xám hối trì kinh tụng
Quan Âm cứu khổ vô bệnh xâm

Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ kiền
hộ pháp chân
Tụng đế kiền hộ pháp Chân quân
Tụng nay vạn pháp Chân quân
Tụng nay đại pháp Chân quân
Tụng nay đa pháp chân quân
Tụng nay vệ pháp Chân quân
Tụng nay phụ pháp Chân quân
Tụng nay tả pháp Chân quân

Quan Âm ban pháp vạn pháp thần
 Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ chấn vong
Tụng khước trừ tà súy diệt vong
Tụng kinh hình họa hoạn tiêu diệt
Quan Âm cứu khổ khí trường tồn

Thỉnh Quan Âm từ bi cứu khổ giải oan gia
Tụng hựu hoặc hữu nhân hoặc ngộ
Quần nhân hoặc ngộ giải oan gia
Tụng kinh xám hối trì kinh niệm
Quan Âm cứu khổ ngộ oan gia

Thỉnh Quan Âm cứu khổ giải ách tâm
Tụng đãng năng sám hối tồn niệm tử kinh
Tụng giải ách thần tiên binh mã
Kim tinh mãnh thú vô yên số
Tụng kinh chú hình câu lực sỹ
Quan Âm cứu khổ hộ kỳ thân.

Thỉnh Quan Âm cứu khổ đao kiếp binh
Tụng tao trị kiếp vận đạo thủy tặc hỏa sinh
Đáng năng sám hối trì thứ kinh
Tự hữu thiên vương lai ủng hộ
Quan Âm cứu khổ hỏa thần long
Tụng kinh công đức bất khả tận số
Quần trân bất khả phụ thuật
Nhân dân trì tụng chuyên tuân hành
Hành cựu cựu bất đại
Tự nhiên tịch trú danh
Thiết mạc nghi tín tương
Báng khẩu tự tâm vi
Bất tuân hữu vọng hành
Để hủy định niên trảm
Thủ vân hình đại sát
Phạt biến thảo mộc trùng
Tử tôn mối một trừ căn

Từ Hàng Chân nhân lại viết rằng:
Tụng kinh tam giới rất linh mầu
Phóng kính người đời hay kính tụng
Tiêu tai giảm bệnh có sai đâu
Một tụng biến ngàn lành nhóm
Tụng luôn trăm biến hưởng sống lâu
Khoan thai thong thả lên tiên cảnh
Kiền kiền trì tụng cứ theo cầu

Tụng kinh Quan Âm xin giáng lâm
Nếu phạm bất nhân cùng bất tín
Vô lễ vô nghĩa các tội danh
Chính hay tụng kinh dìn sám hối
Quan Âm Đại Sỹ tha tội mình

Tụng kinh từ bi cứu khắp mười phương
Cả thảy tham sân si ái dục
Phạm bất kính tam bảo các tội hình
Chính hay sám hối tụng kinh này
Quan Âm Đại Sỹ cứu độ ngay

Tụng kinh Quan Âm thiên giáng hạ
Phép tiên không cúng độ chúng sinh
Chúng sinh sám hối tụng kinh này
Quan Âm Đại Sỹ độ tấu thiên

Tụng kinh Quan Âm xin giáng hạ
Phép đạo càng sâu bộ thương sinh
Chúng sinh sám hối tụng kinh này
Quan Âm Đại Sỹ cữu nguy nan

Tấu thỉnh Quan Âm Đại Sỹ
Chúng sinh mắc tội năm ngục môn
Nay xin sám hối tụng kinh này
Quan Âm Đại Sỹ diệt tội giữ hình hồn

Tấu thỉnh Quan Âm xin giáng hạ
Pháp thiên ứng giáng độ chúng sinh
Chúng sinh sám hối tụng kinh này
Quan Âm Đại Sỹ ký hiển danh

Tấu thỉnh Quan Âm xin giáng hạ
Có người kẻ phảm nhân mắc thế
Mắc phải nghiệp số cả đời sau
Trình hay giữ bụng mà sám hối
Thắp hương trì tụng Quan Âm kinh
Quan Âm Đại Sỹ hộ chân linh

Tấu thỉnh Quan Âm xin giáng hạ
Nhân Gian chẳng tấu thần hộ trạch
Lục đinh lục giáp cũng bỏ qua
Nay tụng kinh hối làm lành
Quan Âm Đại Sỹ hộ thư danh

Tấu thỉnh Quan Âm xin giáng hạ
Có kẻ bệnh tật dành theo mình
Cô hồn quả tú thật ác tinh
Tiền tài chẳng có đau cực hình
Nếu niệm Quan Âm trì tụng kinh
Quan Âm Đại Sỹ hiển phù linh

Tấu thỉnh Quan Âm xin giáng hạ
Có người vô kính cha với mẹ
Chửi vợ mắng con trẻ chẳng tha
Nếu nay sám hối trì kinh tụng
Quan Âm Đại Sỹ cứu phong nha

Tấu thỉnh Quan Âm Đại Sỹ
Có người gặp mãnh tinh tà
U âm mạch huyết cốt tủy đa
Nay tụng kinh này xin sám hối
Quan Âm Đại Sỹ cứu bệnh đa

Tấu thỉnh Quan Âm Đại Sỹ
Có người gặp cảnh oan gia
Cửa nhà tan tác danh ra ngoài đường
Nay tụng kinh này mà sám hối
Nhà cửa được yên danh đức hiền
Quan Âm Đại Sỹ cứu thiên niên

Tấu thỉnh Quan Âm Đại Sỹ
Có người thủy hỏa thiết long trì
Thân hình tai nạn huyết trì thân
Nay tụng kinh này xin sám hối
Quan Âm Đại Sỹ sửa tội yên

Tấu thỉnh Quan Âm Đại Sỹ
Nhà nào mồ mả mạch ưu phiền
Động cả tứ niên hạn đinh tuyệt
Nay xin sám hối tụng kinh này
Tự nhiên tiên thánh đưa người đến
Quan Âm độ phúc mộ kết tơ

Tấu thỉnh Quan Âm Đại Sỹ
Nhà nào con cái ngỗ ngược phi
Rượu chè hút chính nạn tứ ly
Tha phương cầu thực huyết tương trì
Nay xin sám hối tụng kinh này
Quan Âm Đại Sỹ giúp liền ngay

Kinh này Đại Sỹ Quan Âm dạy
Nhà nào kính trọng thiên với địa
Trung quân báo Quốc nguyện xả thân
Hiếu dưỡng song thân cha với mẹ
Anh thuận em nhường tình huynh đệ
Chồng ơn vợ nghĩa kiếp phu thê
Bạn bè tín thực thân trí cốt
Con trẻ dạy lời hiếu phúc ban

Thần tiên cảm ứng khai thiên tịch
Từ tiên thiên tịch bút biên tên
Chớ khá bán nghi trì bán tín
Miệng tụng lòng cải nói chẳng tuân
Như ai khinh khí lòng quấy phá
Định cho trăm phủ phạt thân hình
Phạt biến côn trùng và thảo mộc
Con cháu tuyệt tự chẳng trừ căn
Còn ai thành kính quy tâm lễ
Thần tiên ghi chép sổ trường sinh
Ba đời chín kiếp hưởng thanh bình

Thần tiên giáng hạ khắp trời chung
Cả thảy yêu ma tiêu thói giữ
Các loài quỷ sứ bặt hơi lung
Muôn đạo tường quang soi khắp hết
Ngày từng ác nghiệp biến thành không
Chốn chốn tinh thần đều khỏe mạnh
Nơi nơi độ lượng rất thương dung
Danh liệt tiên bang cùng tiên tịch
Hồn về thiên phủ với thiên cung
Thất tổ đặt lên chốn bồng lai
Cửu huyền thoát khỏi chốn minh trung
Gắng trí tinh chuyên cần tụng niệm
Chớ lòng hủy báng nói minh mông
Đại chúng ban hành đừng chế nại
Tự nhiên được hưởng chữ niên phong